Cẩm Nang Lập Kế Hoạch Kinh Doanh từ A-Z [KÈM BẢN MẪU]

• Admin              2811 views

Kế hoạch kinh doanh giữ một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của các công ty. Đồng thời cũng là yếu tố quyết định phần lớn đến định hướng và cách thức vận hành của toàn doanh nghiệp. Một bản kế hoạch có sự chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng yêu cầu rất nhiều yếu tố. Vì thế các nhà lãnh đạo phải có cái nhìn sáng suốt để đưa ra những chiến lược phù hợp với bộ máy công ty mình.

Dưới đây là cẩm nang lập kế hoạch kinh doanh EDUNOW đã tổng hợp bao gồm bản mẫu để các doanh nghiệp có thể tham khảo.

1. Các bước chuẩn bị để lập kế hoạch kinh doanh

Trước khi xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn chỉnh, người thực hiện phải thu thập và chuẩn bị các tài liệu cần thiết có liên quan.

Bước 1: Thu thập thông tin & các số liệu

Công việc đầu tiên để là tìm ra mục đích và mục tiêu xây dựng bản kế hoạch.

Bản Kế hoạch kinh doanh

Đối tượng nào sẽ tiếp nhận những thông tin sau khi bản kế hoạch được thiết lập. Những thông tin, số liệu cần được thu thập bao gồm:

Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là gì?
Quy mô của doanh nghiệp Số lượng nguồn nhân lực và số vốn của doanh nghiệp?
Sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp
Thông tin doanh nghiệp Tên, địa chỉ, số điện thoại, Website,…
Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp
Thông tin về sản phẩm, dịch vụ Doanh nghiệp cung cấp ra thị trường sản phẩm hay dịch vụ gì?
Thông tin tổng quan về thị trường Doanh nghiệp đã cung cấp sản phẩm cho các đối tác nào và đang hợp tác cùng những doanh nghiệp nào?
Thông tin về quy mô sản xuất của doanh nghiệp Tài nguyên, công nghệ, các nguồn nhân lực, nguồn vốn,…
Hoạt động truyền thông/Marketing của doanh nghiệp Doanh nghiệp thường truyền thông/quảng cáo qua các trang mạng hay kênh truyền thông nào?
Định hình rủi ro Những khó khăn, rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh

>>Xem thêm bài viết:

Nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh

Bước 2: Chuẩn bị tài liệu cho kế hoạch kinh doanh

Sau khi các số liệu đã được thu thập thì doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm các tài liệu đi kèm với bản kế hoạch kinh doanh.

Tài liệu đính kèm
  1. Logo và bộ nhận diện thương hiệu
  2. Bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán,…
  3. Tài liệu chứng minh tính xác thực của doanh nghiệp
  4. Tài liệu phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu đối tượng khách hàng và thị trường

Bước 3: Xác định người triển khai, thực hiện và giám sát kế hoạch

Người triển khai bản kế hoạch kinh doanh có thể thuộc bộ phận hành chính của doanh nghiệp. Bộ phận này cần có đầu óc và tầm nhìn để có thể lên chiến lược phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại của công ty. Các mẫu kế hoạch kinh doanh được lập nên cần đảm bảo tính thực tế, khả thi và được theo dõi một cách sát sao.

Người giám sát bản kế hoạch

2. Cẩm nang 7 bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Quy trình 9 bước mà EDUNOW giới thiệu dưới đây hi vọng sẽ mang đến cho doanh nghiệp một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

#1: Xác định mục tiêu, tầm nhìn dài hạn

Những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn được đặt ra giống như động lực cho doanh nghiệp tiến về tương lai. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, đều cần những chiến lược trong thời gian ngắn và dài. Nói cách khác, tầm nhìn là kim chỉ nam để định hướng doanh nghiệp. Hãy chứng minh tầm nhìn của công ty một cách rõ ràng, rành mạch.

Những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến cũng cần mang tính thử thách. Đòi hỏi doanh nghiệp có những “cú nhảy” đột phá qua từng giai đoạn.

#2: Đâu là điểm nổi bật “độc nhất” của doanh nghiệp trên thị trường

Để có thể khẳng định vị thế trên thị trường thương mại, doanh nghiệp không thể khăng khăng đi theo một lối mòn. Hình thức cạnh tranh hiệu quả nhất là doanh nghiệp có được một thứ gì đó độc nhất của riêng mình.

Kế hoạch kinh doanh sản phẩm độc quyền
Sản phẩm độc quyền sẽ giúp doanh nghiệp chạy đua được với đối thủ khác

So với những sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh không có, doanh nghiệp sẽ phần nào chiếm được cảm tình của khách hàng nhờ có thế mạnh về sản phẩm. Lợi thế bán hàng độc nhất (USP) rất cần thiết để được lồng ghép vào bản kế hoạch kinh doanh.

#3: Nghiên cứu và phân tích thị trường, đối thủ

Đây là công đoạn mà tất cả các chiến lược đều cần có – nghiên cứu thị trường. Người nắm nhiệm vụ lên kế hoạch cần phân tích hình thái thị trường mà doanh nghiệp đang nhắm tới. Số lượng đối thủ và tỉ lệ cạnh tranh như thế nào?

Tất cả những thông tin cần được thu thập có số liệu rõ ràng, bao gồm cả nguồn cung – cầu của thị trường. Từ ấy doanh nghiệp mới có thể vạch ra những hướng đi đúng đắn trong tương lai.

#4: Phân tích khách hàng

Doanh nghiệp làm ra sản phẩm cốt yếu để làm gì? Không gì khác chính là mang lại sự thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng. Chính vì thế khách hàng là đối tượng cần được quan tâm và để ý nhất trong bản chiến lược kinh doanh. Nguồn khách hàng sẽ chia ra thành: Khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng, khách hàng đang tìm hiểu về sản phẩm và chưa tìm hiểu. Vì thế hãy xác định thật rõ để tập trung vào nhóm khách hàng trọng tâm chính vì họ là đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Phân tích đối tượng khách hàng

Khi làm hài lòng khách – công ty sẽ có một lượng khách hàng quen nhất định. Họ sẽ gián tiếp là người quảng bá để sản phẩm nhân rộng trên thị trường. Khi ấy doanh nghiệp sẽ trở nên vô cùng có lợi và tạo được độ uy tín cao.

>>Xem thêm bài viết:

Chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

#5: Đi vào xây dựng các mục tiêu

Đây là bước doanh nghiệp nhìn lại được tiềm năng cho quá trình kinh doanh. Những mục tiêu cụ thể về tài chính, quy trình bán hàng và PR sản phẩm cần được vạch ra chi tiết. Và hơn hết, các mục tiêu kinh doanh cần tuân thủ theo nguyên tắc S.M.A.R.T, bao gồm:

S: Specific – Tính cụ thể
M: Measurable – Bao gồm những yếu tố đo lường được
A: Achievable – Tính khả thi
R: Realistic – Tính thực tế
T: Time-bound – Mốc thời gian cụ thể để thực hiện

#6: Lên bản kế hoạch kinh doanh cụ thể

Trong bản chiến lược kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp có thể trả lời những câu hỏi sau đây:

1.Doanh nghiệp muốn tiêu thụ sản phẩm theo hình thức nào?

2.Kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm là gì?

3.Những chương trình Marketing nào sẽ được triển khai?

4.Thời gian PR bao lâu?

5.Lượng khách hàng và nguồn tiền doanh nghiệp muốn thu về cụ thể như thế nào?

6.Nguồn vốn kinh doanh bao nhiêu là đủ?

Lập bản Kế hoạch kinh doanh

#7. Bắt tay vào hành động

Các mục tiêu khi đã được phác thảo và lên kế hoạch cần được thực tế hóa bằng hành động. Hãy đi theo quy trình doanh nghiệp đã đề ra và thường xuyên theo dõi quá trình thay đổi của thị trường. Bản kế hoạch kinh doanh cần được điều chỉnh linh hoạt phụ thuộc vào từng quy trình triển khai. Vì thế hãy giám sát thật kỹ và đừng lơ là bỏ qua những chi tiết dù là nhỏ nhất.

3. Gợi ý cho doanh nghiệp 3 mẫu lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Dù nắm được tầm quan trọng chiến lược thế nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp còn loay hoay chưa biết lập mẫu kế hoạch kinh doanh như thế nào.

Để hỗ trợ cho doanh nghiệp tốt nhất, EDUNOW đã sưu tầm 3 mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh để doanh nghiệp tham khảo.

Mẫu Số 1: Mẫu kế hoạch kinh doanh số 1

Mẫu Số 2: Mẫu kế hoạch kinh doanh số 2

Mẫu Số 3: Mẫu kế hoạch kinh doanh số 3

Trên đây là bài chia sẻ của EDUNOW về cách thức lập kế hoạch kinh doanh và các mẫu kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp. Doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin bài viết và áp dụng để mang tới cho công ty mình những chiến lược hiệu quả.

>>Xem thêm bài viết:

5 lợi ích của việc đào tạo Online với doanh nghiệp

Công ty cổ phần ADT QUỐC TẾ – Kết nối việc làm, nâng tầm trí tuệ

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Bấm vào đây để đánh giá xếp hạng bài viết!

Average rating 5 / 5. Số lượt xếp hạng 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này

Cám ơn bạn đã đánh giá !

Hãy heo dõi chúng tôi để nhận được nhiều thông tin hữu ích

Facebook Comments
0986354152