Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO ứng dụng trong doanh nghiệp

• Admin              1804 views

“Tài sản quý nhất của các doanh nghiệp chính là con người” – (Matsushita Kōnosuke)

Chính vì thế, cốt lõi để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả phần lớn phụ thuộc vào yếu tố nhân sự. Mỗi doanh nghiệp đều cần có cách quản lý và tiêu chuẩn riêng. Tuy nhiên, một điểm chung mà cách doanh nghiệp hầu hết lựa chọn, đó là quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO.

Tiêu chuẩn ISO là gì? Cách hoạt động và hiệu quả nó mang lại như thế nào, doanh nghiệp bạn hiện có đang áp dụng?

1. Hiểu sao cho đúng về khái niệm tiêu chuẩn ISO?

Khái niệm ISO
Khái niệm ISO

Đi vào chi tiết hơn, bộ tiêu chuẩn ISO bao gồm rất nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau nhưng gồm 3 bộ phổ biến:

Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO có mấy loại
3 bộ tiêu chuẩn ISO phổ biến nhất

Trong 3 bộ tiêu chuẩn ISO kể trên, tiêu chuẩn ISO 9001 là loại thường gặp nhất trong hệ thống quản lý nhân sự của cách doanh nghiệp.

2. Hệ thống quản lý nhân sự tiêu chuẩn ISO có những yêu cầu chung nào?

Để áp dụng các quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO. Thì trước hết bộ phận nhân sự và quản lý bắt buộc phải nắm được rõ: Quy trình quản lý nhân sự là gì? Tiêu chuẩn ISO là gì? Và tuân thủ những yêu cầu chung sau:

– Xác định rõ ràng các quá trình cần thiết trong hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO. Bước tiếp theo là ứng dụng trong doanh nghiệp.

– Chú ý đến trình tự và xâu chuỗi mắt xích trong từng quá trình quản lý nguồn lực.

– Xác định để đáp ứng các chuẩn mực. Lựa chọn đúng phương pháp cần thiết để đảm bảo vận hành. Cùng với đó là kiểm soát các quá trình hiệu quả.

– Cung cấp đủ nguồn lực và thông tin cần thiết cho quá trình vận hành diễn ra thuận lợi.

– Theo dõi, đo lường và phân tích kịp thời.

– Thực hiện các hành động cần thiết để đạt được kết quả dự định và cải tiến liên tục các quá trình này.

3. Nội dung và ý nghĩa của quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO

3.1. Nội dung của hệ thống quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO

Muốn áp dụng và vận hành tốt các quy trình hệ thống quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO. Doanh nghiệp cần đi đúng hướng.

Thứ nhấtcung cấp đủ nguồn lực để thực hiện, duy trì, luân phiên cải tiến hệ thống. Nhằm nâng cao và làm hài lòng đối tượng khách hàng doanh nghiệp muốn hướng đến.

Vai trò của nhân lực trong quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO

Thứ hai, quá trình đào tạo nhân lực phải được đảm bảo. Mỗi nhân sự sẽ được lựa chọn để đảm nhận vị trí phù hợp trong các khâu. Được đào tạo bài bản và mang đến hiệu quả làm việc chất lượng. Doanh nghiệp không chỉ nên chăm chăm chú trọng vào hiệu quả công việc của nhân viên. Hãy khích lệ họ bằng việc đánh giá, công nhận tầm quan trọng và đóng góp của họ cho doanh nghiệp.

Điểm mấu chốt cuối cùng phải kể tới là cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc. Không gian, các phương tiện cần thiết kèm theo, trang thiết bị phần cứng, phần mềm,… Dịch vụ vận chuyển hay trao đổi thông tin cũng cần được chú trọng.

3.2. Ý nghĩa của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO đối với quản lý nhân sự

– Tính cụ thể hóa và công khai: Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO trong quản lý nhân sự, mọi thủ tục, hồ sơ liên quan. Sẽ được công khai, minh bạch và dễ dàng tiếp cận. Từ đó hiệu suất công việc được nâng cao. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước.

– Lợi cho doanh nghiệp: Khi tiêu chuẩn ISO được áp dụng chuẩn chỉnh. Các chi phí không chính thức trong cách quản lý nhân sự của doanh nghiệp sẽ phần nào được hạn chế. Doanh nghiệp không còn phải đối mặt với những nỗi lo. Điển hình như sự thiếu minh bạch hay trục lợi của cá nhân.

– Tinh giản tối đa bộ máy doanh nghiệp: Một đóng góp quan trọng nữa của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO trong việc quản lý nhân sự. Đó là khắc phục được tình trạng chồng chéo về chức năng, quyền hạn giữa các cấp. Toàn bộ quá trình được áp dụng đúng cách sẽ mang loại hiệu quả quản lý cao.

4. Chi tiết quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH TÍNH PHÙ HỢP VÀ KHẢ QUAN CỦA TIÊU CHUẨN ISO VỚI DOANH NGHIỆP

Như EDUNOW đã đề cập ở đầu bài viết, không phải tất cả các doanh nghiệp đều phù hợp với tiêu chuẩn ISO. Vì thế doanh nghiệp cần xem xét giữa các loại tiêu chuẩn. Mục đích cuối cùng để chọn ra phương án khả thi nhất trong thời điểm hiện tại.

BƯỚC 2: TÌM RA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Người đứng đầu quy trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Phải là người nắm được rõ về các khâu hoạt động quản lý ISO. Đồng thời sẽ đóng góp xây dựng kế hoạch, theo dõi, giám sát, chỉ đạo toàn bộ quá trình.

Bước đầu tiên trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO. Đó là phân tích và xác định được điều khoản tiêu chuẩn mà tổ chức áp dụng. Sau đó cần họp bàn rồi mới lên kế hoạch chi tiết.

BƯỚC 3: PHỔ BIẾN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TRONG NỘI BỘ TỔ CHỨC

Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO là một quyết định quan trọng. Mang tầm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Vì thế cần phải được thông báo tới nội bộ nhân sự trong công ty trước khi áp dụng kế hoạch. Mọi tài liệu và quá trình đều yêu cầu tổ chức có tài liệu soạn thảo rõ ràng, cụ thể, phù hợp với tiêu chuẩn.

Xây dựng Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO

BƯỚC 4: ĐI VÀO THỰC HIỆN

Sau khi có sự nhất đồng quan điểm trong bộ máy nhân sự. Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO sẽ chính thức đi vào hoạt động.

BƯỚC 5: ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ VỀ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN

Để tránh dẫn đến những sai sót và hậu quả đáng tiếc, doanh nghiệp nên dành mốc thời gian cụ thể cho việc đánh giá lại quy trình. Nhìn ra những sai sót để rút kinh nghiệp, đâu là mặt tích cực, tiêu cực để phát huy hay khắc phục kịp thời.

Khâu đánh giá nội bộ quy trình ISO
Khâu đánh giá nội bộ quy trình

Các thao tác đánh giá được thực hiện dựa trên các yếu tố: Môi trường, phương pháp, nhân lực, đo lường,…

Đánh giá hiệu quả việc áp dụng tiêu chuẩn ISO

BƯỚC 6: ĐĂNG KÝ TIÊU CHUẨN ISO

Bước này vô cùng quan trọng, quyết định tổ chức chính thức đưa tiêu chuẩn ISO đi vào hoạt động được hay chưa. Đơn vị chứng nhận tiêu chuẩn ISO cho doanh nghiệp phải là một tổ chức độc lập và có quyền hạn.

BƯỚC 7: ĐẠT CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN ISO

Để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO. Doanh nghiệp cần được công nhận và hoàn thành chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001.

Mẫu chứng nhận Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO
Mẫu giấy chứng nhận đạt chuẩn ISO cho doanh nghiệp tham khảo

BƯỚC 8: DUY TRÌ CHỨNG CHỈ ISO

Khi có trong tay giấy chứng nhận, doanh nghiệp không nên lơ là trong khâu duy trì và thực hiện tốt các quy chuẩn. Nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất trong quy trình quản lý nhân sự.

LỜI KẾT

Qua những thông tin mà EDUNOW đã cung cấp, doanh nghiệp có thể thấy được ưu điểm của Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO. Đây có thể xem như một chiến lược nâng cao hoạt động và cung cấp nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp.

>>Xem thêm:

Phương thức lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự chi tiết 2021

Ý nghĩa của việc định hướng mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Bấm vào đây để đánh giá xếp hạng bài viết!

Average rating 5 / 5. Số lượt xếp hạng 2

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này

Cám ơn bạn đã đánh giá !

Hãy heo dõi chúng tôi để nhận được nhiều thông tin hữu ích

Facebook Comments
0986354152