9 NGUYÊN TẮC VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

• Admin              1494 views

Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả chính là tiền đề để những nhà lãnh đạo xác định hướng đi chắc chắn cho doanh nghiệp. Những nhà quản trị chiến lược không dừng lại ở việc mô phỏng chiến lược kinh doanh của mình trên giấy tờ. Bên cạnh đó, họ sẽ cùng bộ máy quản lý bắt tay vào va chạm trực tiếp với khách hàng.

EDUNOW tin rằng với 9 Nguyên tắc dưới đây, những người lãnh đạo sẽ có thêm cho mình những kinh nghiệm để dẫn dắt doanh nghiệp phát triển đúng hướng.

1. Chiến lược kinh doanh là gì và vai trò của chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động của một công ty. Mà trong đó lĩnh vực hoạt động chính chuyên về kinh doanh. Các chiến lược kinh doanh rõ ràng, cụ thể hướng tới mục đích chính là tối ưu hiệu quả kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh là gì

Đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh giữ một vai trò vô cùng quan trọng:

– Giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và định hướng rõ ràng về tương lai.

– Doanh nghiệp có thể chủ động thích ứng với những biến động của thị trường.

– Tạo đà để công ty vươn lên, chinh phục mục tiêu, khẳng định vị thế.

– Hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình khai thác và sử dụng nguồn nhân lực phù hợp.

– Tăng cường và nâng cao nội lực của doanh nghiệp, tạo mối đoàn kết giữa các nhân viên và bộ phận phòng/ban.

– Chiến lược kinh doanh tạo nên điểm khác biệt giữa doanh nghiệp và các đối thủ khác trên thị trường. Vì thế có thể coi đó như một công cụ cạnh tranh đắc lực trong thị trường kinh doanh.

2. Các loại hình chiến lược kinh doanh phổ biến hiện nay

Dưới đây là thông tin một số loại hình chiến lược kinh doanh hiện đang phổ biến trong doanh nghiệp:

Các loại chiến lược kinh doanh

Các loại chiến lược kinh doanh phổ biến

>>Xem thêm bài viết:

4 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

3. Ghi nhớ 9 nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh

Việc xây dựng các chiến lược kinh doanh không thể bừa bãi và thiếu quy trình. Vì chỉ cần một khâu đi lệch hướng là có thể dẫn tới kinh doanh thất bại.

Bước 1: Doanh nghiệp nên xây dựng cho mình tầm nhìn đúng đắn

“Tầm nhìn” cũng giống như kim chỉ nam định hướng cho doanh nghiệp đường đi, lối bước. Một doanh nghiệp có tầm nhìn xa sẽ có tương lai rộng mở. Và thêm vào đó là nhiều mục tiêu để phấn đấu hơn. Những gì được vẽ ra trong tương lai cũng cần đáp ứng tính thực tế. Đáp ứng đúng với những giá trị mà ngay từ đầu doanh nghiệp muốn hướng tới.

Tầm nhìn doanh nghiệp

Bước 2: Định hình lợi thế cạnh tranh trên thị trường kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh cốt lõi. Điều đầu tiên doanh nghiệp cần nắm rõ thế mạnh của mình, đâu là điểm mạnh – điểm yếu. Từ ấy mới có thể dễ dàng trong việc cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài.

Hãy để doanh nghiệp mình hòa nhập chứ đừng hòa tan! Bởi trên thị trường muốn chiếm được lợi thế thì doanh nghiệp cần có những sự khác biệt nổi bật. Những sáng tạo độc đáo về tư duy kinh doanh và độc nhất về sản phẩm.

Bước 3: Định hình mục tiêu từ cơ bản đến cụ thể

Những sai lầm trong khâu lựa chọn đối tượng khách hàng, mục tiêu phát triển không phù hợp với hướng đi của doanh nghiệp. Hay truyền thông Marketing sai có thể khiến doanh nghiệp đi chệch đường ray. Dẫn đến những thất thoát về chi phí và để lại hậu quả lâu dài.

Định hình mục tiêu chiến lược kinh doanh

Doanh nghiệp nên vạch ra một mục tiêu rõ ràng, đúng đắn, tiếp cận nguồn khách hàng phù hợp. Cân nhắc trong vấn đề chọn lựa hình thức quảng bá để tối ưu hiệu quả kinh doanh cho mình.

Bước 4: Những quyết định có cơ sở cần được đưa ra

Để có một chiến lược kinh doanh phù hợp, doanh nghiệp nên tính toán kỹ lưỡng nhất trong khả năng. Để đưa ra những quyết sách phù hợp với khả năng phát triển sau này. Bởi lẽ nếu thiếu đi sự quyết đoán, doanh nghiệp sẽ thiếu sự tự tin để đưa ra những quyết định mang tính đột phá.

Nếu không có những nước đi rõ ràng, bạn sẽ tự đặt công ty vào tình thế ván cờ may rủi. Điều này có thể dẫn công ty đến thành công hoặc thất bại thảm hại.

Điển hình như đợt COVID 19 khó khăn về tất cả mọi mặt. Nếu doanh nghiệp không vững tâm và tìm ra cho mình những hướng đi mới. Không đưa ra những quyết định quan trọng thì sẽ rất khó để trụ vững trên thị trường.

Bước 5: Nói không với cái lợi trước mắt – Tập trung vào sự phát triển bền vững

Duy trì và phát triển một công ty cũng giống như xây một căn nhà. Khi nền móng chắc thì căn nhà mới có thể chống lại các tác nhân từ phía ngoại cảnh. Doanh nghiệp cũng thế, muốn trường tồn và đổi mới thì chỉ có nền móng vững chắc mới có thể đi qua những sóng gió, khủng hoảng.

Chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp bền vững

Thay vì cái lợi trước mắt thì nhà lãnh đạo các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư những yếu tố cốt lõi. Là công nghệ, con người, cơ sở vật chất,…

>>Xem thêm bài viết:

Các tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả 2021

Bước 6: Cập nhật thông tin mới và đón đầu xu thế

Thương trường, thời thế là yếu tố luôn luôn thay đổi từng ngày. Vì thế bên cạnh yếu tố phát triển bền vững, doanh nghiệp cũng cần linh động để thích ứng với môi trường.

“Ta đứng yên một chỗ cũng chẳng khác nào ta đi lùi trước sự phát triển của đối thủ.”

Ngoại cảnh sẽ luôn tác động đòi hỏi doanh nghiệp phải phản ứng và đổi mới. Vì thế chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp không thể nào thiếu đi những đề xuất, phương án khi có những thay đổi xảy ra.

Bước 7: Tham vấn ý kiến từ nhiều bên khác nhau

Doanh nghiệp không thể bỏ qua bước tham khảo ý kiến đến từ nhiều nhà lãnh đạo. Thậm chí đôi khi là lấy đóng góp từ chính các nhân viên của mình. Ngoài ra sự tham mưu, cố vấn của các chuyên gia cũng phần nào giúp doanh nghiệp làm tốt công tác định hướng phát triển hay những kế hoạch dài hạn cho tương lai.

Tham khảo chiến lược kinh doanh

Bước 8: Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ khi bắt đầu

Đối với bất kỳ nhiệm vụ nào thì sự chuẩn bị vẫn là một điều hết sức quan trọng. Nếu doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị mà đã vội bắt tay vào là. Thì trong nhiều trường hợp khi gặp khó khăn doanh nghiệp sẽ không thể kịp thời giải quyết và đối phó.

Trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh, thì doanh nghiệp nên nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thị trường. Khai thác nhiều hơn các thông tin để hỗ trợ cho quá trình thực hiện diễn ra nhất quán.

Bước 9: Những điểm doanh nghiệp cần lưu ý khi bắt đầu chiến lược kinh doanh

Mặc dù chiến lược kinh doanh là điều cần thiết nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng được cho mình được bản kế hoạch phù hợp. Một số điểm mà các nhà lãnh đạo phải lưu tâm khi triển khai chiến lược có thể kể tới như:

-Nên thuờng xuyên theo dõi chiến lược, đo lường kết quả thực hiện được theo tháng.

-Doanh nghiệp nên dùng KPI để đánh giá hiệu quả của chiến lược kinh doanh.

-Thường xuyên tạo ra các hoạt động gắn kết, chia sẻ mục tiêu ngắn và dài hạn của doanh nghiệp tới toàn thể nhân viên trong công ty. Thúc đẩy tinh thần nhân viên bằng nhiều hình thức động viên và khuyến khích.

-Nên thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tìm ra ưu điểm và lỗ hổng trong chiến lược kinh doanh để đưa ra những thay đổi cần thiết.

Qua bài viết trên, EDUNOW hi vọng các nhà quản lý sẽ tường tận hơn về vai trò của của chiến lược kinh doanh và 9 nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Chúc cho doanh nghiệp thành công với những kế hoạch của mình!

>>Xem thêm bài viết:

Quy trình xây dựng KPI cho nhân viên và đánh giá KPI cho doanh nghiệp

Vai trò của xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Bấm vào đây để đánh giá xếp hạng bài viết!

Average rating 5 / 5. Số lượt xếp hạng 2

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này

Cám ơn bạn đã đánh giá !

Hãy heo dõi chúng tôi để nhận được nhiều thông tin hữu ích

Facebook Comments
0986354152