Nghệ thuật động viên nhân viên mang lại “sức bật lớn” cho doanh nghiệp

• Admin              1625 views

Nghệ thuật động viên nhân viên được xem là một kỹ năng quản trị nhân sự thông minh của nhà lãnh đạo hay người đứng đầu doanh nghiệp.

Ngày bé khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những lời khen từ thầy cô, cha mẹ chính là nguồn cổ vũ tinh thần tốt nhất trong học tập. Tương tự với đó khi trưởng thành, bước chân vào môi trường công việc. Sự cổ vũ từ cấp trên sẽ thúc đẩy khả năng làm việc, tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Từ đó mang lại “sức bật lớn” để doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình từ nội bộ đến hình ảnh bên ngoài.

1. Muốn động viên nhân viên – Trước hết hãy tôn trọng họ

Nhân viên kính trọng lãnh đạo là một doanh nghiệp lớn mạnh. Lãnh đạo biết tôn trọng nhân viên ắt đó phải là một doanh nghiệp thành công. Bởi lẽ: ”Người tài không thiếu, chỉ thiếu người biết dụng người tài.”

Những nhà lãnh đạo tận tâm, có tầm thường sẽ biết cách thể hiện sự quan tâm của mình tới nhân viên sao cho đúng đắn. Hãy đặt mình vào vị trí của cấp dưới. Mục đích để có thể thấu hiểu được những khó khăn, vất vả trong công việc của họ. Một người sếp biết cách đem lại cảm giác tôn trọng cho nhân viên là khi:

– Biết lắng nghe những góp ý, trình bày không những tích cực và tiêu cực đến từ phía nhân viên.

– Biết nhìn nhận, đề cao những cống hiến của nhân viên trong công việc.

Nghệ thuật động viên nhân viên - Tôn trọng họ

Ngoài những lúc làm việc căng thẳng, người đứng đầu cũng nên tạo cho cấp dưới của mình cơ hội được chia sẻ. Hãy cùng nhau thảo luận về những định hướng mục tiêu, đam mê và tham vọng nghề nghiệp. Hay đơn giản là ngồi xuống nói về những điều thường nhật nhất.

2. Nghệ thuật động viên nhân viên – Niềm tin giữa lãnh đạo và cấp dưới

Khi giao phó một ví trí, trách nhiệm công việc cho một ai đó, đồng nghĩa với việc bạn trao gửi niềm tin nơi họ. Để tránh việc hụt hẫng, mất kỳ vọng thì lãnh đạo nên xem xét giao công việc cho người thích hợp nhất. Được cấp trên tin tưởng sẽ khơi dậy sự tự tin của nhân viên. Điều này mang tới hiệu quả cao hơn vì bạn đã truyền đi thông điệp: “Tôi thấy anh/chị hoàn toàn xứng đáng và đủ khả năng cho vị trí/ nhiệm vụ này.”

Cách động viên nhân viên
Niềm tin giữa lãnh đạo và nhân viên là yếu tố vô cùng quan trọng

Cách thức tin tưởng giao nhiệm vụ cũng là một kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo. Thay vì ra chỉ thị: ”Hoàn thành kế hoạch A này đi, tôi cần gấp.”/ “Đối tác đang yêu cầu cần có bản thiết kế cuối tuần này, cậu làm đi!”. Thì hãy sử dụng quyền hạn của mình thông qua lời nói một cách tinh tế hơn, chẳng hạn:

“Vị trí này tin tưởng giao cho cậu. Tôi tin cậu phù hợp nhất để làm việc và trao đổi với đối tác.”

“Nhiệm vụ này dẫu có đôi chút thử thách nhưng cũng là cơ hội để chứng minh năng lực của bạn. Lần này hãy cố gắng hết sức nhé!”

Chỉ từ những điều đơn giản nhất cũng làm nên được giá trị trong nghệ thuật động viên nhân viên.

>>Xem thêm bài viết: 4 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

3. Xây dựng môi trường làm việc vừa thân thiện vừa năng động

Liệu có phải một vấn đề đáng tranh cãi không khi làm việc trong một môi trường tạo cho ta cảm giác như ở nhà? Ở đây không đồng nghĩa với việc môi trường làm việc được phép thiếu kỷ luật và không tuân theo nguyên tắc chung. Một môi trường làm việc thân thiện sẽ không gây áp lực, căng thẳng tới nhân viên. Phần lớn những nguyên nhân dẫn tới chán việc, bỏ việc của người lao động.Cũng là vì họ không được thỏa mãn nhu cầu về không gian làm việc.

Động viên nhân viên như thế nào?
Không gian văn phòng làm việc sáng tạo

Hãy biến tấu nơi làm việc chung của toàn công ty thành nơi có nhiều điều tích cực và cảm hứng. Có thể tận dụng thêm nhiều ánh sáng tự nhiên bằng việc thiết kế cửa sổ lớn. Đầu tư vào trang trí, nội thất, thiết kế hay đơn giản hơn là tạo một khoảng không để nhân viên có thể nghỉ ngắn. Môi trường làm việc thân thiện là một môi trường “sạch”, không quá đấu đá, tranh đua tiêu cực. Mà ở đó nhân viên sẽ tương trợ nhau, các bộ phận sẽ bổ sung và giúp đỡ nhau. Đặc biệt là vấn đề không phân biệt ma cũ – ma mới.

Ngoài ra để tạo sự năng động trong môi trường làm việc. Bộ phận Sự kiện hoặc Nhân sự có thể thiết kế những hoạt động giải trí lành mạnh đan xen giờ làm. Nhằm tạo ra không gian làm việc tươi mới, thoải mái, giải tỏa căng thẳng.

4. Cảm ơn đúng lúc – Khen thưởng đúng với năng lực

Cách tạo động lực làm việc cho nhân viên đơn giản nhất trong các cách: Đó là hãy nói lời cảm ơn chân thành nhất tới cấp dưới của mình. Nhiều người đã bỏ quên việc này và áp đặt với suy nghĩ: Việc là của nhân viên – nhân viên phải làm. Họ không hề nhận thức được, đôi khi chỉ bằng một câu nói với thái độ chân thành. Họ đã có thể chinh phục được lòng người một cách hiệu quả.

Sếp cảm ơn trước công ty

Lời cảm ơn là bước đầu tiên để công nhận sự cống hiến. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo có thể thúc đẩy tinh thần cố gắng của nhân viên trong công việc thông qua khen thưởng bằng hiện vật.

Mọi người thường có xu hướng làm việc hiệu quả hơn. Khi đến cuối chặng đường có một mốc khen thưởng thành tích đang chờ ở đó. Trong quá trình làm việc, sếp có thể tạo bất ngờ bằng việc tổ chức một bữa tiện mặn hay ngọt. Hành động này thể hiện sự trân trọng tới nhân viên. Nên tổ chức các cuộc bầu chọn nhân viên xuất sắc theo tuần/ tháng/ năm.

Nghệ thuật động viên nhân viên bằng cách khen thưởng
Tổ chức tiệc ngọt công ty là một cách kết nối đồng nghiệp hiệu quả

Nếu hiệu quả công việc mang lại cao, lãnh đạo có thể chỉ đạo tăng lương, thưởng nóng. Đây là cách rất hay để nhân viên nhận ra tầm quan trọng của mình đối với doanh nghiệp. Cũng là cách để “giữ chân” họ ở lại lâu hơn trong quá trình xây dựng và phát triển.

5. Cấp trên & cấp dưới – Là đồng nghiệp, là bạn và là “đối tác cạnh tranh”

5.1. Khéo léo áp dụng nghệ thuật động viên nhân viên trong vai trò đồng nghiệp

Giữa cấp trên và cấp dưới luôn cần có những ranh giới rõ ràng khi khâu quản lý và xử lý công việc. Để tăng tính hiệu quả thì vai trò của người điều hành và nhân viên sẽ quy định những nhiệm vụ và cách ứng xử khác nhau. Trong vai trò đồng nghiệp, lãnh đạo mang trên mình trọng trách quán xuyến, thúc đẩy nhân viên. Nhân viên có nhiệm vụ hoàn thành công việc, đáp ứng tiến độ. Vì thế cần có sự hỗ trợ, bảo ban, đóng góp để cùng nhau phát triển.

Đồng nghiệp trong công ty

5.2. Trở thành bạn để thấu hiểu nhân viên

Đôi khi, nhà lãnh đạo cũng nên cởi bỏ vị thế của mình để tâm sự với nhân viên như những người bạn. Bên cạnh việc bàn về chất lượng, chỉ tiêu công việc. Hãy thử đào sâu cuộc sống của nhân viên một cách tinh tế. Khi đời sống của nhân viên được lãnh đạo chú ý, họ sẽ đánh giá cao sếp của mình. Đặc biệt, đây cũng là nghệ thuật động viên nhân viên hữu ích. Vì bạn có thể qua đó tìm ra cách tạo động lực cho từng cá nhân. Khi người đứng đầu ra tay hỗ trợ, giúp đỡ nhân viên những lúc khó khăn cần thiết. Thì bù lại trong công việc họ có thể chuyên tâm nhiều hơn và hết lòng vì bạn.

Hiểu để đồng cảm, hiểu để quản lý, hiểu để xây dựng tinh thần nội bộ lớn mạnh.

5.3. Cấp trên cấp dưới đồng thời cũng là “đối tác cạnh tranh”

Vì sao nói cấp trên & cấp dưới nên đóng cả vai trò như một đối tác cạnh tranh? Cạnh tranh ở đây nên được hiểu theo hướng tích cực. Nên nhìn vào điểm mạnh của “đối tác” để học tập, cố gắng, không ngừng phát huy. Coi chiến lược, mục tiêu là sàn đấu thì nhà lãnh đạo và nhân viên chẳng khác nào những chiến binh. Ai cũng cần chiến đấu hết mình để  chiến thắng bản thân, chứng minh năng lực trước người khác.

Mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo

6. Nghệ thuật động viên nhân viên thông qua hình thức đào tạo nội bộ

Việc trang bị cho nhân viên các kỹ năng và yêu cầu cần thiết trong công việc thông qua đào tạo nội bộ hứa hẹn sẽ là xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp.

Vậy tạo động lực cho nhân viên như thế nào thông qua đào tạo nội bộ? Các buổi họp, buổi hội thảo nên được tổ chức định kỳ. Nhà quản lý có thể xây dựng những buổi tập huấn Offline hoặc cung cấp tài liệu cho nhân viên. Ngoài ra có thể xây dựng các chương trình đào tạo nội bộ qua hệ thống của EDUNOW cho mục đích doanh nghiệp. Các buổi đào tạo là cơ hội tổ chức đánh giá hiệu quả công việc. Phổ cập thêm chương trình và hướng đi mới, thúc đẩy tinh thần làm việc trong nội bộ công ty.

>>Xem thêm bài viết: Vai trò của đào tạo nội bộ trực tuyến để hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo nội bộ doanh nghiệp.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình, doanh nghiệp có thể liên hệ qua:

CÔNG TY CỔ PHẦN ADT QUỐC TẾ

VPGD: BT08 – ngõ 180 Thanh Bình – Mộ lao – Hà Đông – Hà Nội

Tel: (024) 62627729    Fax: (024) 33540856

Hotline: 0978 790 382

Website: https://edunow.vn/

Emailedunow@adtgroup.net

Trên đây là bài viết chia sẻ về nghệ thuật động viên nhân viên mà EDUNOW muốn dành tặng các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà lãnh đạo. Qua bài viết hy vọng có thể mang đến cái nhìn mới cho các nhà quản lý về sức mạnh của việc khuyến khích tinh thần nhân viên.

>>Xem thêm bài viết:

Quy trình quản lý nhân sự theo tiêu chuẩn ISO

Phương thức lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự chi tiết 2021

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Bấm vào đây để đánh giá xếp hạng bài viết!

Average rating 5 / 5. Số lượt xếp hạng 5

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này

Cám ơn bạn đã đánh giá !

Hãy heo dõi chúng tôi để nhận được nhiều thông tin hữu ích

Facebook Comments
0986354152