QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP

• Admin              6288 views

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch đào tạo thì doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua tầm quan trọng trong khâu đánh giá hiệu quả đào tạo. Từ bước này, bộ máy quản lý lãnh đạo có thể xem xét hiệu quả và khả năng ứng dụng của các buổi đào tạo.

Vậy bạn đã hiểu rõ vai trò và cách thức thực hiện quá trình đánh giá hiệu quả đào tạo cho doanh nghiệp? Hãy để EDUNOW gợi ý cụ thể hơn cho bạn trong bài viết này nhé.

1. Đánh giá hiệu quả đào tạo cho doanh nghiệp là gì?

Đánh giá hiệu quả đào tạo là hoạt động sau đào tạo. Trong khâu này, người có nhiệm vụ theo dõi và quản lý sẽ thống kê lại kết quả làm việc. Và đây là kết quả mà nhân viên thực hiện trong suốt quá trình đào tạo. Điều này đóng vai trò là thước đo thể hiện được sự chênh lệch giữa những mục tiêu đã đặt ra và kết quả thực tế đạt được.

Mục tiêu của tổ chức đánh giá là giúp đẩy mạnh hiệu quả công việc, nâng cao tiến độ.

2. Lý do doanh nghiệp cần đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo

Về cơ bản, quá trình này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí. Hơn thế nữa còn giảm thiểu phần nào sự lãng phí công sức đào tạo nhưng không mang lại kết quả.

Đánh giá hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp

Việc đánh giá chính xác dựa trên số liệu cụ thể sẽ phục vụ quá trình xây dựng và phát triển nguồn lực. Khi nguồn nhân lực được nâng cao thì hiệu suất công việc cũng được gia tăng.

>>Xem thêm bài viết:

Nghệ thuật động viên nhân viên mang lại “sức bật lớn” cho doanh nghiệp

3. Bốn cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo theo Donald Kirkpatrick

Vậy đánh giá hiệu quả đào tạo như thế nào và quy trình ra sao? Bạn có thể tham khảo nghiên cứu của Donald Kirkpatrick.

Donald Kirkpatrick là người đầu tiên đưa ra bốn cấp độ đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo. Mô hình đánh giá đã tồn tại hơn 50 năm nhưng hiện vẫn được sử dụng rộng rãi. Các cấp độ bao gồm: Phản hồi, Học tập, Hành vi, và Ảnh hưởng đến tổ chức.

Cánh giá hiệu quả đào tạo

3.1. Cấp độ 1: Phản hồi

Mục đích của cấp độ phản hồi là để đo lường cảm quan của học viên đối với chương trình đào tạo. Hình thức thực hiện sẽ thông qua phiếu đánh giá. Các câu hỏi trong phiếu thường sẽ đề cập về thông tin liên quan đến khóa học, như: Học viên có thích chương trình đào tạo này hay không? Chương trình này có mang lại hiệu quả tích cực không? Khả năng áp dụng kiến thức vào quá trình làm việc thực tế?

Nhờ vào phiếu khảo sát, doanh nghiệp nhận ra điểm mạnh để phát huy hoặc tìm ra điểm yếu để khắc phục. Kết quả phiếu đánh giá phải dựa trên nguyên tắc trung thực và chính xác nhất. Doanh nghiệp có thể dựa vào đó để điều chỉnh và phát triển chương trình đào tạo phù hợp và hiệu quả cho người học.

3.2. Cấp độ 2: Học tập

Mức độ tiếp thu thực tế của học viên là yếu tố quan trọng mang tới hiệu quả công việc sau này. Nên ở cấp độ này, doanh nghiệp sẽ tiến hành đo lường kiến thức, kỹ năng và thái độ người học. Hình thức đánh giá cấp độ 2 được thiết kế đa dạng, từ bài kiểm tra viết, thuyết trình cho tới thực hành. Kết quả đào tạo sẽ được thể hiện trực tiếp thông qua kết quả làm kiểm tra của học viên

Người đánh giá có thể so sánh kết quả các bài kiểm tra trước và sau khóa học. Hoặc kết quả các bài kiểm tra của người vừa tham dự khóa học với người chưa tham dự khóa học để có cái nhìn rõ nét nhất. Cấp độ 2 sẽ cho học viên thấy được độ nghiêm túc và quan trọng của khóa học. Từ đó có ý thức rèn luyện và cố gắng hơn xuyên suốt những chương trình đào tạo sau đó.

3.3. Cấp độ 3: Hành vi

Như chúng ta biết, lý thuyết so với thực tế đôi khi có thể cách nhau một trời một vực. Có thể ở cấp độ 2, học viên vượt qua bài Test với điểm số cao. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ sẽ xử lý tốt trong tình huống thực tế. Trong các cấp độ của đánh giá hiệu quả đào tạo thì cấp độ 3 là bước quan trọng và không thể thiếu.

Thông thường sau quá trình đào tạo từ 3-6 tháng thì đây là thời điểm thích hợp để ứng dụng những gì học được vào công việc. Lúc này doanh nghiệp có thể tiếp tục tạo khảo sát, và những câu hỏi trong phiếu khảo sát phải có nội dung hướng đến việc đánh giá sự thay đổi hành vi của học viên sau khóa học.

3.4. Cấp độ 4: Ảnh hưởng đến tổ chức

Cấp độ 4: Ảnh hưởng đến tổ chức hay còn gọi là phân tích kết quả cuối cùng của chương trình đào tạo. Cấp độ này hiếm khi được thực hiện vì quá trình thu thập dữ liệu khá khó khăn. Thông tin dữ liệu đo lường sẽ phụ thuộc chính vào hình thức kinh doanh của doanh nghiệp. Một ví dụ cho bạn cái nhìn chi tiết nhất, ví dụ như doanh nghiệp đào tạo bán hàng thì số liệu đo lường thường liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, tiềm năng khách hàng.

4. Phần mềm hỗ trợ đánh giá hiệu quả sau đào tạo trong doanh nghiệp

Hiện nay bên cạnh những phương pháp đánh giá thông thường thì có các nền tảng hỗ trợ phục vụ cho doanh nghiệp, điển hình như EDUNOW. Với nhiều ưu điểm nổi trội, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí cho khâu đánh giá hiệu quả đào tạo nhân lực.

>>Xem thêm bài viết:

Chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả

Kỹ năng quan trọng cần có ở một nhân viên hành chính nhân sự

Để tham khảo nền tảng hỗ trợ đánh giá hiệu quả đào tạo, doanh nghiệp có thể liên hệ qua:

CÔNG TY CỔ PHẦN ADT QUỐC TẾ

VPGDBT08 – ngõ 180 Thanh Bình – Mộ lao – Hà Đông – Hà Nội

Tel: (024) 62627729    Fax: (024) 33540856

Hotline: 0978 790 382

Website: https://edunow.vn/

Emailedunow@adtgroup.net

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Bấm vào đây để đánh giá xếp hạng bài viết!

Average rating 4 / 5. Số lượt xếp hạng 4

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này

Cám ơn bạn đã đánh giá !

Hãy heo dõi chúng tôi để nhận được nhiều thông tin hữu ích

Facebook Comments
0986354152